Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Kết thúc

Các đồng nghiệp Hoa sen thân mến,

Mỗi lần có dịp quay về thăm trường, tôi thấy rất vui, lòng bồi hồi khi nhớ về những năm tháng tôi đã từng công tác nơi đây. Nhưng hôm qua cảm giác im lìm và khá nặng nề ở khu vực văn phòng làm việc. Các phòng ban vắng ngắt. Ngay cả ban giám hiệu cũng không thấy ai điều hành. Nhưng tại lầu 9 , nơi tôi đến tham dự cái gọi là hội nghị giảng viên nhân viên "Trước nguy cơ trường Đại học Hoa Sen bị chiếm đoạt", hội trường chật kín cả người. 


Có nhiều thông tin trong cuộc họp khá thú vị, cũng khá bất ngờ khi thông qua anh L, trưởng khoa NNVH, bà hiệu trưởng sẽ kết thúc công việc hiệu trưởng vào năm 2017. Điều bất ngờ trong các buổi họp trước đây, bà nói sẽ kết thúc công việc này vào 2015 theo yêu cầu của UBND thành phố. Còn trong hội nghị này thì sẽ là 2017 theo một cách nói không chính thức và được hiểu là như thế ! (vì bà HT không đính chính , không phản đối) . Vậy thông tin yêu cầu của UBND thành phố là từ đâu mà có? Và đến 2017 thì có thêm một 2019 nữa hay không ?

Xin phép cho tôi được gọi bà P là chị P, vì trước đây tôi đã từng cùng làm việc với chị. Và tôi cũng ít nhiều hiểu về chị. Những việc của chị P, tôi không muốn bàn vì càng bàn càng đau lòng. Nhưng hai chuyện tôi không thể tha thứ cho chị P là chị quá lạm quyền cố vị và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ sau.

Chị P là người theo Tây học và luôn cổ súy cho vấn đề này, thì càng hiểu rõ hơn về triết lý nhiệm kỳ : một tổng thống không thể quá  hai nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ đầu là để vạch ra những đường hướng phát triển mới và thực hiện. Nếu đường hướng đó đúng và thuyết phục lòng dân thì họ có thể tái nhiệm để thực hiện đường hướng đó. Xong nhiệm kỳ thứ hai, mọi thứ chấm dứt vì anh không còn cái gì mới đáng để mà làm nữa.

Theo lẽ Á Đông, thế hệ thứ nhất đang thời kỳ thịnh vượng nhất đã phải chuẩn bị truyền cho thế hệ thứ hai. Và thế hệ thứ nhất đóng vai trò dìu dắt, chỉ dẫn cho thế hệ thứ hai phát triển. Nếu thế hệ thứ nhất tham quyền, cố vị quá lâu, thế hệ thứ hai chỉ là một cái bóng, không kinh nghiệm, không đủ tự tin. Khi thế hệ thứ nhất nhắm mắt xuôi tay vì già thì thế hệ thứ ba còn quá trẻ để cầm quyền, còn thế hệ thứ hai thì không đủ bản lãnh để dìu dắt đàn em. Đó là sự sụp đổ của nhiều vương triều trong đó nổi bật là Từ Hy thái hậu. Còn tại trường HS thì sao, chị P nắm quyền quá lâu, thế hệ sau chị quá yếu kém, thế hệ sau đó nữa thì chưa thấy đâu. Thử hỏi làm sao trường HS phát triển ?

Anh L, trưởng khoa NNVH nói là ban giám hiệu mới có chắc là giỏi hơn ban giám hiệu cũ không ? Một câu hỏi thật là ngớ ngẩn . Ông bà ta đã nói "Con hơn cha là nhà có phúc". Đương nhiên rồi. Nếu thế hệ cha tồi hơn thế hệ ông, thế hệ cháu mà tệ hơn thế hệ cha, … thì đó là điềm báo trước cho sự lụn bại của gia tộc. Với một quốc gia thì đó là sự mất nước.

Nếu ban giám hiệu mới không tốt hơn ban giám hiệu cũ thì đó chính là cái tội trong chính sách nhân sự của chị P hay đó là mưu đồ giống Từ Hy. Chi P không những đã không nhường ghế cho thế hệ sau mà còn không tạo điều kiện cho thế hệ sau vươn lên.  Thật tồi tệ ! Trong cuộc chiến này, nếu các bạn trẻ không thắng được chị P, đây là báo hiệu cho sự sụp đổ của trường. Miên man với bao suy nghĩ xưa và nay, việc tôi phải làm lúc này là ủng hộ các bạn trẻ.

Sáng nay tôi quá bàng hoàng khi Báo Tuổi trẻ đăng tin phỏng vấn chị với tít "Đừng đem Trường Hoa Sen ra bán". Đây là cái nhìn của người ngoài cuộc hay lần nữa lại là mưu đồ tiếp theo của chị P. Bài báo với nội dung liên quan đến tương lai của 10.000 sinh viên, 450 giảng viên. Phải chăng chị dùng họ làm cứu cánh cuối cùng cho mình ?! Tôi hiểu điều này hơn ai hết, vì 8 năm về trước sự việc cũng đã từng diễn ra tương tự, chị P đã từng chà đạp và sát phạt đồng nghiệp trong những ngày đầu mới chuyển thành trường Đại học HS .

Lịch sử nơi đây không thể lập lại lần thứ 3 , tôi nghĩ chị P cũng rõ như tôi, vì chị P là người am tường về lịch sử. Chiếc mặt nạ lại rớt xuống 1 lần nữa. Vở kịch đã hạ màn . Lòng tự trọng cuối cùng không còn nữa, câu hỏi của tôi là : Chị có còn là giáo viên ? Chị có còn là trí thức ? Chị có còn là con người ? Chị có cho con học trong ngôi trường mà chị là hiệu trưởng ?

Tôi sẽ trả lời việc HS của giống HV hay không ? Câu trả lời sẽ là KHÔNG. Có 4 lý do để chuyện đó không bao giờ xảy ra.

Lý do 1:  Xuất phát điểm của hai trường là hoàn toàn khác nhau.

HV xuất phát điểm mang tên là trường dân lập năm 1993, tất cả 9 thành viên trong hội đồng sáng lập đều không đóng góp một xu nào. Đây là 1 cơ chế đặc thù riêng có của Việt Nam , tài sản của trường thuộc nhà nước. Trong quá trình chuyển đổi thành tư thục 2009, Hội đồng quản trị đã không định giá tài sản của trường dẫn đến một loạt sai phạm  và tranh chấp tiếp theo giữa những người góp vốn mới gồm 5 đơn vị, dẫn đầu là ông DTT và những người trước đó dẫn đầu là ông LVL.

HS trong quá trình chuyển từ trường bán công sang dân lập, nhà nước đã định giá giá trị của mình và các nhân viên, giảng viên và một số cá nhân, công ty bên ngoài đã mua lại phần nhà nước. Điều này đã được nhà nước công nhận. Ngoài ra, HS đã trở thành trường tư thục từ 2006, đến nay đã hơn 8 năm nên không thể nói là tài sản của trường là không có nguồn gốc và có khả năng tranh chấp.

Lý do 2: Trường Hoa Sen không thể bị dừng tuyển sinh

HV bị ngừng tuyển sinh vì trường không bảo đảm đủ số lượng giảng viên là thạc sĩ, tiến sĩ trên số lượng sinh viên. Ngoài ra, các điều kiện cơ sở vật chất của trường đều là thuê mướn.  Hay nói cách khác, trường HV không được phép tuyển sinh năm 2012 là do nội tại của trường không đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy mà Bộ GDĐT quy định. Bên cạnh còn khác các nguyên nhân xuất phát từ các mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đã làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng đào tạo của trường, tạo hình ảnh không tốt trong học sinh, sinh viên.

HS không thể bị buộc dừng tuyển sinh với lý do tương tự như HV vì HS có lực lượng giảng viên cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của Bộ GDĐT. Ngoài ra, hầu hết cơ sở vật chất đào tạo là của trường. Hay nói cách khác, HS không thể bị dừng tuyển sinh do nội tại của HS đủ mạnh đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Theo tôi biết năm trước, trường HS cũng bị dừng tuyển sinh một số ngành do thiếu số lượng giảng viên hoặc chưa đủ điều kiện quy định của Bộ giáo dục . Điều này cũng rất bình thường và xảy ra với nhiều trường.

Lý do thứ 3: Con dấu của HS không thể bị chiếm giữ bởi hiệu trưởng

Mọi người vẫn thấy ông LVL đã chiếm con dấu của trường HV nhưng thực sự không phải như vậy. Ông LVL không có quyền giữ dấu mà dấu được giữ bởi ông NĐL, nguyên Trưởng phòng Hành chính Tổ chức của HV. Và con dấu này không được bàn giao cho bà hiệu trưởng mới, vì không có quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng của UBND.

Đối với trường HS, con dấu cũng được giữ bởi phòng văn thư và bà hiệu trưởng không thể giữ dấu vì điều đó là vi phạm quản lý hành chính . Tất cả các quá trình thực hiện hội nghị cổ đông bất thường hiện nay đang theo đúng quy định của luật pháp và sẽ được công nhận đúng luật. Trong bài phát biểu của bà P tại hội nghị giảng viên – nhân viên vừa qua, bà có đề cập đến phát biểu của lãnh đạo thành phố rằng việc chọn lựa phương án phi lợi nhuận hay không phi lợi nhuận, việc tổ chức đại hội cổ đông bất thường hoặc bổ sung thêm thành viên trong Hội đồng quản trị ...tất cả là do đại hội cổ đông quyết định. Thành phố không can thiệp và cứ theo luật mà thi hành. Do đó, không có bất cứ một lý do gì để bà P giữ con dấu và Chánh văn phòng trường HS không bàn giao con dấu khi có quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng mới của HS.

Lý do thứ 4: Bà hiệu trưởng không thể khiếu kiện

Đến thời điểm hiện tại, bà hiệu trưởng vẫn dùng tiền của HS để chi trả cho tất cả các văn phòng luật sư để phục vụ cho mưu đồ cá nhân. Khoảng tiền này rất lớn như cho hợp đồng với công ty “Đàng hoàng” là 1.4 tỉ và các văn phòng luật sư là 6.5 – 8.5 triêu/giờ. Thật xót xa khi một nhân viên của HS chỉ nhận mức lương 6 - 8 triệu/tháng còn luật sư của bà P thì được chi trả 6.5 – 8.5 triệu/giờ. Các hợp đồng với công ty tư vấn hay dịch vụ kiểu này thực chất là 1 sự rút ruột “công quỹ “ hay hiểu 1 cách bình dân là” xài tiền chùa” 

Đến khi không còn tiêu xài thoải mái tiền thì bà sẽ hiểu bài học về giá trị của đồng tiền.

Các bạn giảng viên- nhân viên, chúng ta đang đấu tranh với cái xấu. Chúng ta không thù hận cá nhân. Chúng ta cần sự minh bạch, sự thật phải được tôn trọng, cái đúng được công nhận, cái sai phải được nhìn nhận và sửa chữa. Không thể để các thế hệ tiếp theo cảm thấy xấu hổ vì hôm nay chúng ta đã không hành động . Điều này khiến chúng tiếp tục phải cúi đầu trước cái xấu, cái ác ... Để rồi chúng trở thành “con” hơn là trở thành “người”. Bạn ơi, hãy mạnh dạn tranh đấu để đổi thay, đổi thay để phát triển.

Chào tạm biệt.
KT

6 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết vớ vẩn!

    Giờ thử làm khảo sát xem, tôi bảo đảm đa số trong 10.000 đều ủng hộ cô Phượng vì họ yêu quý và kính trọng cô.

    Còn bè lũ rác rưởi Nguyễn Trung Đức, Tô Ngọc Ngời.v.v hãy mang lòng tham bẩn thỉu của các người cút đi! Đừng làm đục môi trường giáo dục đang tốt đẹp của chúng tôi.

    Một sinh viên của HSU

    Trả lờiXóa
  3. Giờ còn lập Blog + FB bôi xấu người khác nữa

    Nếu làm đúng, cần gì phải giở trò này ra? Hay lòng tham mờ mắt rồi đúng ko?

    Đúng là tiểu nhân hèn hạ!

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Trời ơi là trời có thật tác giả này là giảng viên đại học không?
    giảng viên đại học trình độ thạc sĩ đi so sánh vai trò của một hiệu trưởng với tổng thống rồi so sánh cô Phượng với Từ hy Thái hậu. Oh my God!
    Sao không thấy so sánh các đời hiệu trưởng của các trường danh tiếng ở Anh, Mỹ, Singapore, ...

    Lý sự cùn quá Blogger ơi!

    Cựu SV Hoa Sen

    Trả lờiXóa