Hết một ngày làm việc, tôi vội chạy ngay về nhà. Bây giờ đã là mùa hè
nên nhà trẻ cho bé nghỉ hè 2 tuần. Bé nhỏ ở nhà suốt nên tôi phải về sớm
hơn, không la cà được. Xong buổi ăn tối, đó là thời điểm hạnh phúc nhất
trong ngày của tôi. Đứa lớn đã ngủ riêng. Tôi nằm bên con đứa nhỏ và
bắt đầu đọc truyện. Nó cứ đòi đọc hoài câu chuyện Thạch Sanh - Lý Thông.
Mỗi lần đến đoạn Lý Thông xí gạt Thạch Sanh là nó lại nói Lý Thông ác
độc quá, đẩy Thạch Sanh xuống hang sâu. Rồi nó cứ thắc mắc là tại sao
Thạch Sanh không đề phòng. Tôi trả lời là vì Thạch Sanh tin lời Lý
Thông. Nó ngạc nhiên lắm chỉ vào hình vẽ Lý Thông :"Nhìn mặt Lý Thông là
con biết người gian ác rồi. Cặp mắt ti hí, cái miệng nhọn hoắc, mặt
thâm sì, lại còn cái mụt ruồi ngay giữa mặt". Tôi cũng không biết giải
thích thế nào đành giả lả: "Chắc tại Thạch Sanh mắt mũi lèm nhèm do ngủ
dậy không chịu rửa mặt. Mai mốt con ngủ dậy nhớ rửa mặt nha". Nó gật gù
với cách giải thích với tôi và chịu đi ngủ :"Con ngủ dậy sẽ rửa mặt, ai
xí gạt con là con biết ngay". Nhìn con trẻ đã ngủ say, tôi thở dài:" Giá
mà rửa mặt có thể phân biệt người ngay, kẻ phải !".
Tôi thẫn thờ với câu chuyện ngày xưa. Còn câu chuyện thành Troy ngày nay nó sẽ kết thúc thế nào? Giết qua giết lại chăng? Cô hiệu trưởng liệu còn giữ được ghế của mình? Tự nhiên, tôi cảm thấy buồn buồn,giá mà tôi có chút danh phận nào đó, tôi sẽ gặp hai bên để kể cho họ nghe câu chuyện thành Troy, và tôi nói họ hãy dừng lại đi, chúng tôi muốn bình yên, Hoa Sen muốn bình yên.
Tự nhiên tôi mong muốn gặp chị T dù chưa bao giờ nói chuyện với chị T, chưa bao giờ. Nhưng tôi sẽ nói, tôi phải nói:"Chị T nè, chị hãy dừng lại nha chị. Hãy để mọi chuyện như trước đây. Một gia đình Hoa Sen bình yên !". Nhưng tôi thấy nghẹn nghẹn, nếu vì lòng tham, chị T không chịu dừng lại thì sao ? Nếu vậy, tôi sẽ đi gặp cô hiệu trưởng thôi. Đúng rồi, tôi phải đi gặp cô hiệu trưởng : "Hãy dừng lại đi cô, nhường bén cái ghế cho chị T. Hãy để Hoa Sen bình yên như trước đây". Nhưng nếu cô hiệu trưởng cũng không chịu nhường thì sao ? Cô hiệu trưởng đang lãnh đạo trường cũng tốt mà ? Với lại ai tự nhiên đi nhường như vậy. Chỉ có những câu chuyện trong Phật pháp hay cổ tích mà thôi.
Tôi như rơi rơi vào dòng suy nghĩ của chính mình. Ngoài trời vẫn tĩnh mịch, gió vẫn rít nhè nhẹ qua những song cửa. Gió càng lúc càng mát hơn. Có lẽ trời sắp mưa, một màu tim tím đang xâm chiếm bầu trời.
" Ừ, mà cô đã là hiệu trưởng trường này cũng lâu lắm rồi, hình như đã 18 năm. Sao, 18 năm, lâu dữ vậy? Đúng rồi, đã bao thế hệ tôi chưa biết, đã bao thế hệ tôi đã biết và đương nhiên là những thế hệ là tôi sẽ biết nào tôi tiếp tục ở trường nay. Nhưng có lẽ, cô biết hết. Đã bao nhiêu năm, bao nhiêu người đến, bao nhiêu người ra đi, chắc cô cũng quen với vị trí của mình." Tôi dường như bị cuốn vào dòng suy nghĩ của mình :"Có khi nào cô sẽ tự ra đi như những bậc vĩ nhân, vì sợ dân gian thấy mình lúc về chiều, muốn giữ mãi một hình ảnh nên ra đi khi ở đỉnh cao ? Nhưng mà người ta ngồi lâu rồi, bây giờ mà đi cũng khó. Nếu làm hiệu trưởng thì cũng làm theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4-5 năm, làm hai nhiệm kỳ là tối đa 8-10 năm, luật ở đâu cũng vậy mà. Sao ở đây, cô làm lâu dữ vậy ? À, vì trường ở đây theo mô hình cổ phần, cũng như doanh nghiệp, hiệu trưởng là làm thuê, làm tốt thì được cho làm tiếp thôi không giống bên nhà nước là theo nhiệm kỳ. Mà cô hiệu trưởng lại đang lên án mô hình lợi nhuận, doanh nghiệp ? Chẳng lẽ không phải vì nó mà cô mới ở lâu như vậy ? Sao bây giờ cô lại đòi bỏ nó đi ? Hay là với mô hình phi lợi nhuận, cô cũng sẽ tiếp tục ngồi ở đó thật lâu ?" - Tôi bắt đầu rối rối với những suy nghĩ của mình.
"Ừ, chắc là mình không hiểu nổi cô đâu ?" Tôi thở dài. Tôi chỉ là một giảng viên bình thường. Tôi chỉ có dạy và yêu công việc của mình. Tôi quá yêu những đứa sinh viên, những ánh mắt, những nụ cười và những câu nói của các em. Và niềm hạnh phúc của tôi chính là những khi các em thành công. Thật là buồn khi nhắc đến các em. Mỗi một năm, chỉ có một ngày 20/11. Tôi vui mừng biết bao nhiêu khi các em về thăm tôi. Hạnh phúc nhất là điều đó. Các em quay về thăm, đối với tôi đó là một thành công, một câu trả lời về những năm tháng tôi đã cố gắng giảng dạy các em. Vậy mà trường không bao giờ tổ chức ngày này. Cô hiệu trưởng luôn nói là cô phản đối việc các em về tặng quà cáp thầy cô cho nên cô không tổ chức ngày này. Tôi thấy xót xa quá. Tôi và có lẽ các giảng viên khác cũng vậy, chúng tôi nào có bao giờ nghĩ đến quà cáp đâu. Đành rằng xã hội có những tệ nạn như thế, nhưng không bởi vì mặt trái xấu xa của một sự vật mà bỏ nó đi hoàn toàn. Nếu nói như cô thì bỏ hết đi, bỏ luôn cả những ngày Tết, bỏ luôn tất cả ngày lễ vì những ngày đó người ta vẫn lợi dụng để tặng quà cho nhau đấy thôi. "Cô có bao giờ đi dạy chưa? Nếu cô đã đi dạy, có ai về thăm cô không nhỉ. Nếu có, thì sao cô lại không hiểu những cảm xúc của chúng tôi ?" Tự nhiên, tôi thoáng trách móc cô. Tại sao chỉ vì việc "trong sạch" mà cô đã xóa hết những điều tốt đẹp của ngày 20/11. Những lúc họp với giảng viên, tôi định nói, nhưng cô dành nói hết. Nếu có ai cố nói điều gì đó, cô trả lời gọn lỏn "Rồi, hiểu" và rồi tiếp tục lời của cô. Tôi cũng thấy chán chán nên thôi, không nói gì nữa.
Bỗng nhiên, bé nhà tôi trở mình khiến tôi quay lại với hiện thực. Mấy hôm nay nó cứ hâm hấp. Hơi thở thì khò khè. Chắc là nó ở nhà la hét dữ quá nên khản giọng. Nhìn bộ mặt ngây thơ của con và cách con ngủ, tôi thấy buồn cười quá :"Ai đời ngủ mà hai chân giang hết cả, mặt thì quay sang một bên, tay trái thì chỉ thẳng về phía trước, tay phải thì rờ tóc. Dáng con ngủ như người xung trận nhưng phong thái lại rất ung dung vì vừa tiến lên vừa rờ tóc.". Tôi bật cười với ý nghĩ của mình :"Thây kệ, mình nghĩ sao mình nghĩ, con mình là con của mình. Làm gì có luật pháp nào buộc tội các suy nghĩ ? Vậy thì hãy cứ suy nghĩ thật xa, thật xa".
Nhìn con, tôi nhớ về chị T. Thật tình, tôi vẫn biết Hoa Sen đã có sóng gió, nhưng chỉ đầu năm thôi, mọi người đều nghĩ nó đã qua rồi. Sao bây giờ nó lại quay lại. Tôi không tiếp xúc với chị T bao giờ nên tôi cũng không biết gì về chị. Tôi cũng nhát nhát và phần công việc cũng không liên quan nên cũng chưa bao giờ đứng gần chị. Nhưng tôi chưa bao giờ có cảm giác ghét chị vì mỗi lần con bệnh, đưa đi khám, tôi lại thầm cảm ơn chị và cảm thấy rất an tâm. Tôi an tâm vì tôi được trường mua bảo hiểm AON, và tôi mua thêm cho con tôi. Chưa bao giờ tôi phải trả thêm thêm tiền cho các khoản của con về y tế, tất cả được hoàn lại rất nhanh và hợp lý. Có lần con nhỏ bạn sau khi biết bên trường của mua bảo hiểm AON cho nhân viên, nó hậm hực: "Bên trường mày thiệt sướng, chẳng bù bên tao, chỉ có mỗi cái bảo hiểm nhà nước, chờ thì quá lâu, mua thuốc thì lần nào cũng một đống, uống hoài hổng hết. Riết rồi tao đi bác sĩ tư không !". Một cách nào đó, tôi rất tự hào về điều này. Tôi nhớ một lần gặp chị N về việc thanh toán, tôi có hỏi chị là tại sao bảo hiểm lại thay đổi liên tục. Chị trả lời :"Em hổng biết thôi, bảo hiểm người ta lỗ không hà, nhân viên trường sử dụng bảo hiểm dữ lắm. Người ta lỗ nên đề nghị tăng thêm". Tôi lo lắng :"Vậy nếu trường không chịu tăng thì sao chị ". Chị N thủng thẳng :"Hổng sao đâu em. Trường mình đi tìm các công ty bảo hiểm khác để đàm phán giá để có giá hợp lý nhất. Nếu phải tăng thì tăng thôi. Tội nghiệp chị T, cái này là một tay chị T đã làm bao năm nay rồi. Em yên tâm". Lúc đó, tôi thầm cảm ơn chị T. Nhân sự của trường thật sự quan tâm đến nhân viên.
"Bao năm chị T đã làm ở trường cùng cô hiệu trưởng. Vậy sao bây giờ sóng gió lại nổi ra nhỉ? Có phải thật sự chị T muốn dành lấy cái trường? Một người làm kế toán, nhân sự thì lấy trường làm gì? Tại sao không yên vị ở đó và sống trong một Hoa Sen thịnh vượng? Đằng sau câu chuyện phi lợi nhuận có phải thật sự là cổ phiếu, cổ tức? Nếu đúng thì tại sao bây giờ mới làm mà không làm từ trước? Tại sao lại chọn đúng lúc tuyển sinh? Còn nếu không thì sao? Chẳng lẽ .... Chẳng lẽ, còn có một âm mưu còn lớn hơn cả cổ phiếu, ngay cả phó hiệu trưởng cũng phải ra khỏi trường một cách tự nguyện...... Trời! Nếu vậy thì âm mưu đó chỉ có thể là....".
Một cảm giác lo sợ thật sự buộc chặt lấy tôi. Xã hội bây giờ phức tạp quá. Trắng đen lẫn lộn. Những giá trị chân thật bị chà đạp. Xót xa hơn, xã hội đã đi đến cùng cực của sự dối trá: đã xuất hiện những kẻ dối trá chuyên nghiệp, mưu mô hơn và độc ác hơn. Ngoài trời, sấm nổ đùng đùng, gió gào thét, mưa tuôn rơi. Mưa rồi có tạnh ?
Tôi
đi ra bàn lấy sấp bài còn chưa chấm hết để chấm cho xong. Trời đã
khuya, không gian tĩnh mịch. Những con gió mùa hè thổi qua cửa sổ kêu
lên những tiếng rít nho nhỏ. Không khí mùa hè thật tuyệt. Nó nóng nóng
nhưng lại được những con gió mùa hè thổi mát khiến người lân lân một cảm
giác khó tả. Tôi nhìn lên bầu trời, trời không mây, cao tít.
Ngồi mãi mà tôi vẫn chưa chấm được bài nào. Nhìn con, tôi mỉm cười về câu chuyện cổ tích mới kể về Thạch Sanh bị Lý Thông xí gạt mấy lần. Chợt tôi nhớ cô hiệu trưởng có nói là cô mắc sai lầm gì đó, nuôi con ngựa thành Troy, bây giờ nó phản bội, định đá cô văng ra khỏi ghế hiệu trưởng. Tôi lẩm bẩm tự hỏi "Con ngựa thành Troy đó chứa ai nhỉ ?" rồi tôi cũng tự trả lời :"Ừ, chắc là mấy người thân cận với cô trước đây, hoặc trưởng các trung tâm, phòng ban gì đó. Chứ giảng viên thì lâu lâu người ta mới thấy cô một lần, ai xí gạt được cô.". Nghe mọi người nói đó là mấy người trong mấy cái trung tâm và dẫn đầu là chị T trong ban giám hiệu. Mà mấy người trưởng trung tâm đã thay hết rồi, chắc còn chị đó là chưa thay được thôi. Bữa trước thấy có thông báo là hiệu phó mới từ phòng nhân sự. Hà hà, vậy là con ngựa thành Troy đó sắp đi đứt ! Cô hiệu trưởng thật là hay, diệt từng người một.
Ngồi mãi mà tôi vẫn chưa chấm được bài nào. Nhìn con, tôi mỉm cười về câu chuyện cổ tích mới kể về Thạch Sanh bị Lý Thông xí gạt mấy lần. Chợt tôi nhớ cô hiệu trưởng có nói là cô mắc sai lầm gì đó, nuôi con ngựa thành Troy, bây giờ nó phản bội, định đá cô văng ra khỏi ghế hiệu trưởng. Tôi lẩm bẩm tự hỏi "Con ngựa thành Troy đó chứa ai nhỉ ?" rồi tôi cũng tự trả lời :"Ừ, chắc là mấy người thân cận với cô trước đây, hoặc trưởng các trung tâm, phòng ban gì đó. Chứ giảng viên thì lâu lâu người ta mới thấy cô một lần, ai xí gạt được cô.". Nghe mọi người nói đó là mấy người trong mấy cái trung tâm và dẫn đầu là chị T trong ban giám hiệu. Mà mấy người trưởng trung tâm đã thay hết rồi, chắc còn chị đó là chưa thay được thôi. Bữa trước thấy có thông báo là hiệu phó mới từ phòng nhân sự. Hà hà, vậy là con ngựa thành Troy đó sắp đi đứt ! Cô hiệu trưởng thật là hay, diệt từng người một.
Tôi
miên man nghĩ về câu chuyện thành Troy ngày xưa. Một câu chuyện mà tôi
vẫn cảm thấy xót xa cho tất cả nhân vật. Hector giết người anh em của
Asin, Asin giết Hector, Paris giết Asin, thành Troy sụp đổ, Paris trốn
chui trốn nhủi. Vì sao mà mọi người lại chết hết chẳng vì cái gì cả.
Bình yên, bằng hữu được thay thế bằng chết chọc, hận thù. Sau cuộc chiến
tranh, có còn được gì đâu. Tôi nhớ mãi câu nói của Asin sau khi giết
chết Hector:"Người anh em, chúng ta sẽ gặp lại nhau sớm thôi". Tại sao
khi giết chết Hector, Asin cũng biết mình sẽ chết mà vẫn phải giết. Vậy
họ đánh nhau vì cái gì nhỉ. Còn có cái gì quan trọng hơn bình yên, quan
trọng hơn cuộc sống ?
Tôi thẫn thờ với câu chuyện ngày xưa. Còn câu chuyện thành Troy ngày nay nó sẽ kết thúc thế nào? Giết qua giết lại chăng? Cô hiệu trưởng liệu còn giữ được ghế của mình? Tự nhiên, tôi cảm thấy buồn buồn,giá mà tôi có chút danh phận nào đó, tôi sẽ gặp hai bên để kể cho họ nghe câu chuyện thành Troy, và tôi nói họ hãy dừng lại đi, chúng tôi muốn bình yên, Hoa Sen muốn bình yên.
Tự nhiên tôi mong muốn gặp chị T dù chưa bao giờ nói chuyện với chị T, chưa bao giờ. Nhưng tôi sẽ nói, tôi phải nói:"Chị T nè, chị hãy dừng lại nha chị. Hãy để mọi chuyện như trước đây. Một gia đình Hoa Sen bình yên !". Nhưng tôi thấy nghẹn nghẹn, nếu vì lòng tham, chị T không chịu dừng lại thì sao ? Nếu vậy, tôi sẽ đi gặp cô hiệu trưởng thôi. Đúng rồi, tôi phải đi gặp cô hiệu trưởng : "Hãy dừng lại đi cô, nhường bén cái ghế cho chị T. Hãy để Hoa Sen bình yên như trước đây". Nhưng nếu cô hiệu trưởng cũng không chịu nhường thì sao ? Cô hiệu trưởng đang lãnh đạo trường cũng tốt mà ? Với lại ai tự nhiên đi nhường như vậy. Chỉ có những câu chuyện trong Phật pháp hay cổ tích mà thôi.
Tôi như rơi rơi vào dòng suy nghĩ của chính mình. Ngoài trời vẫn tĩnh mịch, gió vẫn rít nhè nhẹ qua những song cửa. Gió càng lúc càng mát hơn. Có lẽ trời sắp mưa, một màu tim tím đang xâm chiếm bầu trời.
" Ừ, mà cô đã là hiệu trưởng trường này cũng lâu lắm rồi, hình như đã 18 năm. Sao, 18 năm, lâu dữ vậy? Đúng rồi, đã bao thế hệ tôi chưa biết, đã bao thế hệ tôi đã biết và đương nhiên là những thế hệ là tôi sẽ biết nào tôi tiếp tục ở trường nay. Nhưng có lẽ, cô biết hết. Đã bao nhiêu năm, bao nhiêu người đến, bao nhiêu người ra đi, chắc cô cũng quen với vị trí của mình." Tôi dường như bị cuốn vào dòng suy nghĩ của mình :"Có khi nào cô sẽ tự ra đi như những bậc vĩ nhân, vì sợ dân gian thấy mình lúc về chiều, muốn giữ mãi một hình ảnh nên ra đi khi ở đỉnh cao ? Nhưng mà người ta ngồi lâu rồi, bây giờ mà đi cũng khó. Nếu làm hiệu trưởng thì cũng làm theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4-5 năm, làm hai nhiệm kỳ là tối đa 8-10 năm, luật ở đâu cũng vậy mà. Sao ở đây, cô làm lâu dữ vậy ? À, vì trường ở đây theo mô hình cổ phần, cũng như doanh nghiệp, hiệu trưởng là làm thuê, làm tốt thì được cho làm tiếp thôi không giống bên nhà nước là theo nhiệm kỳ. Mà cô hiệu trưởng lại đang lên án mô hình lợi nhuận, doanh nghiệp ? Chẳng lẽ không phải vì nó mà cô mới ở lâu như vậy ? Sao bây giờ cô lại đòi bỏ nó đi ? Hay là với mô hình phi lợi nhuận, cô cũng sẽ tiếp tục ngồi ở đó thật lâu ?" - Tôi bắt đầu rối rối với những suy nghĩ của mình.
"Ừ, chắc là mình không hiểu nổi cô đâu ?" Tôi thở dài. Tôi chỉ là một giảng viên bình thường. Tôi chỉ có dạy và yêu công việc của mình. Tôi quá yêu những đứa sinh viên, những ánh mắt, những nụ cười và những câu nói của các em. Và niềm hạnh phúc của tôi chính là những khi các em thành công. Thật là buồn khi nhắc đến các em. Mỗi một năm, chỉ có một ngày 20/11. Tôi vui mừng biết bao nhiêu khi các em về thăm tôi. Hạnh phúc nhất là điều đó. Các em quay về thăm, đối với tôi đó là một thành công, một câu trả lời về những năm tháng tôi đã cố gắng giảng dạy các em. Vậy mà trường không bao giờ tổ chức ngày này. Cô hiệu trưởng luôn nói là cô phản đối việc các em về tặng quà cáp thầy cô cho nên cô không tổ chức ngày này. Tôi thấy xót xa quá. Tôi và có lẽ các giảng viên khác cũng vậy, chúng tôi nào có bao giờ nghĩ đến quà cáp đâu. Đành rằng xã hội có những tệ nạn như thế, nhưng không bởi vì mặt trái xấu xa của một sự vật mà bỏ nó đi hoàn toàn. Nếu nói như cô thì bỏ hết đi, bỏ luôn cả những ngày Tết, bỏ luôn tất cả ngày lễ vì những ngày đó người ta vẫn lợi dụng để tặng quà cho nhau đấy thôi. "Cô có bao giờ đi dạy chưa? Nếu cô đã đi dạy, có ai về thăm cô không nhỉ. Nếu có, thì sao cô lại không hiểu những cảm xúc của chúng tôi ?" Tự nhiên, tôi thoáng trách móc cô. Tại sao chỉ vì việc "trong sạch" mà cô đã xóa hết những điều tốt đẹp của ngày 20/11. Những lúc họp với giảng viên, tôi định nói, nhưng cô dành nói hết. Nếu có ai cố nói điều gì đó, cô trả lời gọn lỏn "Rồi, hiểu" và rồi tiếp tục lời của cô. Tôi cũng thấy chán chán nên thôi, không nói gì nữa.
Bỗng nhiên, bé nhà tôi trở mình khiến tôi quay lại với hiện thực. Mấy hôm nay nó cứ hâm hấp. Hơi thở thì khò khè. Chắc là nó ở nhà la hét dữ quá nên khản giọng. Nhìn bộ mặt ngây thơ của con và cách con ngủ, tôi thấy buồn cười quá :"Ai đời ngủ mà hai chân giang hết cả, mặt thì quay sang một bên, tay trái thì chỉ thẳng về phía trước, tay phải thì rờ tóc. Dáng con ngủ như người xung trận nhưng phong thái lại rất ung dung vì vừa tiến lên vừa rờ tóc.". Tôi bật cười với ý nghĩ của mình :"Thây kệ, mình nghĩ sao mình nghĩ, con mình là con của mình. Làm gì có luật pháp nào buộc tội các suy nghĩ ? Vậy thì hãy cứ suy nghĩ thật xa, thật xa".
Nhìn con, tôi nhớ về chị T. Thật tình, tôi vẫn biết Hoa Sen đã có sóng gió, nhưng chỉ đầu năm thôi, mọi người đều nghĩ nó đã qua rồi. Sao bây giờ nó lại quay lại. Tôi không tiếp xúc với chị T bao giờ nên tôi cũng không biết gì về chị. Tôi cũng nhát nhát và phần công việc cũng không liên quan nên cũng chưa bao giờ đứng gần chị. Nhưng tôi chưa bao giờ có cảm giác ghét chị vì mỗi lần con bệnh, đưa đi khám, tôi lại thầm cảm ơn chị và cảm thấy rất an tâm. Tôi an tâm vì tôi được trường mua bảo hiểm AON, và tôi mua thêm cho con tôi. Chưa bao giờ tôi phải trả thêm thêm tiền cho các khoản của con về y tế, tất cả được hoàn lại rất nhanh và hợp lý. Có lần con nhỏ bạn sau khi biết bên trường của mua bảo hiểm AON cho nhân viên, nó hậm hực: "Bên trường mày thiệt sướng, chẳng bù bên tao, chỉ có mỗi cái bảo hiểm nhà nước, chờ thì quá lâu, mua thuốc thì lần nào cũng một đống, uống hoài hổng hết. Riết rồi tao đi bác sĩ tư không !". Một cách nào đó, tôi rất tự hào về điều này. Tôi nhớ một lần gặp chị N về việc thanh toán, tôi có hỏi chị là tại sao bảo hiểm lại thay đổi liên tục. Chị trả lời :"Em hổng biết thôi, bảo hiểm người ta lỗ không hà, nhân viên trường sử dụng bảo hiểm dữ lắm. Người ta lỗ nên đề nghị tăng thêm". Tôi lo lắng :"Vậy nếu trường không chịu tăng thì sao chị ". Chị N thủng thẳng :"Hổng sao đâu em. Trường mình đi tìm các công ty bảo hiểm khác để đàm phán giá để có giá hợp lý nhất. Nếu phải tăng thì tăng thôi. Tội nghiệp chị T, cái này là một tay chị T đã làm bao năm nay rồi. Em yên tâm". Lúc đó, tôi thầm cảm ơn chị T. Nhân sự của trường thật sự quan tâm đến nhân viên.
"Bao năm chị T đã làm ở trường cùng cô hiệu trưởng. Vậy sao bây giờ sóng gió lại nổi ra nhỉ? Có phải thật sự chị T muốn dành lấy cái trường? Một người làm kế toán, nhân sự thì lấy trường làm gì? Tại sao không yên vị ở đó và sống trong một Hoa Sen thịnh vượng? Đằng sau câu chuyện phi lợi nhuận có phải thật sự là cổ phiếu, cổ tức? Nếu đúng thì tại sao bây giờ mới làm mà không làm từ trước? Tại sao lại chọn đúng lúc tuyển sinh? Còn nếu không thì sao? Chẳng lẽ .... Chẳng lẽ, còn có một âm mưu còn lớn hơn cả cổ phiếu, ngay cả phó hiệu trưởng cũng phải ra khỏi trường một cách tự nguyện...... Trời! Nếu vậy thì âm mưu đó chỉ có thể là....".
Một cảm giác lo sợ thật sự buộc chặt lấy tôi. Xã hội bây giờ phức tạp quá. Trắng đen lẫn lộn. Những giá trị chân thật bị chà đạp. Xót xa hơn, xã hội đã đi đến cùng cực của sự dối trá: đã xuất hiện những kẻ dối trá chuyên nghiệp, mưu mô hơn và độc ác hơn. Ngoài trời, sấm nổ đùng đùng, gió gào thét, mưa tuôn rơi. Mưa rồi có tạnh ?
1 Giảng Viên.
Hãy để sự thật lên tiếng!
Hãy để sự thật lên tiếng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét